Giải đáp các thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm thai sản

Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội được người lao động quan tâm và có nhiều vấn đề cần được giải đáp.

Hỏi: Tôi đóng bảo hiểm từ T8.2020 đến T5.2021 thì nghỉ việc không đóng nữa. Tôi dự kiến sinh vào T9.2021 thì có đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thai sản không? Tôi đang hiểu là mức nhận bảo hiểm sẽ là mức đóng trung bình 6 tháng gần nhất trước khi sinh. Như vậy có đúng không ạ?

Trả lời:

1.Về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

  Khoản 1, 2, điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Khoản 1, điều 9, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/20155 hướng dẫn chi tiết về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

 “Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

          Như vậy, bạn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

2. Về mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con

  Điểm a, khoản 1, điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”

Điểm a, khoản 1, điều 12, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 hướng dẫn chi tiết điều 39 về mức hưởng chế độ thai sản:

“Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội quy định về chế độ trợ cấp 1 lần khi sinh con cho lao động nữ như sau:

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, khi bạn sinh con sẽ được nhận chế độ thai sản với mức hưởng = (lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi sinh con x 6) + trợ cấp 1 lần (bằng 2 tháng lương tối thiểu tại thời điểm sinh).

Hỏi: Hiện tôi tham gia đóng BHXH được 8 tháng và đang nghỉ sinh, chồng tôi đóng BHXH được 5 tháng. Vậy chế độ hưởng bảo hiểm thai sản chồng tôi có được hưởng trợ cấp không? 

Trả lời:

Khoản 2, điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ nam nghỉ hưởng thai sản khi vợ sinh con như sau:

“Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

 Điều 38, Luật BHXH 2014 quy định về chế độ trợ cấp 1 lần cho lao động nam có vợ sinh con như sau:

“Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Điểm a, khoản 2, điều 9, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 hướng dẫn chi tiết điều 38 trên như sau:

“Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;”

 Như vậy, trường hợp người cha chưa tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì chỉ được hưởng chế độ nam nghỉ việc khi vợ sinh con.

Hỏi: Tôi làm việc tại công ty và đóng bảo hiểm từ tháng 10.2020 với mức tiền lương là 6.625.000. Nhưng đến tháng 5.2021,do dịch bùng mạnh ở Bắc Giang nên công ty cho người lao động nghỉ dịch từ 16.5.2021,và tính lương theo lương cơ bản vùng Bắc Giang là 3.430.000 những ngày nghỉ dịch. Tháng 6.2021 công ty vẫn chưa hoạt động trở lại nên người lao động vẫn hưởng lương vùng. Vậy cho tôi hỏi. Tháng 7.2021 tôi sinh con,thì tiền bảo hiểm thai sản sau khi tôi sinh sẽ được tính như thế nào?

Trả lời:

Điểm a, khoản 1, điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”

Điểm a, khoản 1, điều 12, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 hướng dẫn chi tiết điều 39 về mức hưởng chế độ thai sản:

“Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội quy định về chế độ trợ cấp 1 lần khi sinh con cho lao động nữ như sau:

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, khi bạn sinh con sẽ được nhận chế độ thai sản với mức hưởng = (lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi sinh con x 6) + trợ cấp 1 lần (bằng 2 tháng lương tối thiểu tại thời điểm sinh). Nếu trong thời gian 06 tháng liền kề trước sinh bạn có sự thay đổi về mức lương thì sẽ được cộng dồn chia trung bình. 

Hỏi: Em có tham gia BHXH từ 4/2019 đến 5/2021. Em đang có thai dự kiến sinh 12/2021. Vậy em đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản chưa ạ?

Trả lời:

Khoản 1, 2, điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Khoản 1, điều 9, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/20155 hướng dẫn chi tiết về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

          Như vậy, bạn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Hỏi: Vợ mình sinh mổ ngày 14-02-2021. 2 vợ chồng đều đóng BHXH trên 6 tháng. Vậy vợ chồng mình được lãnh tiền bảo hiểm thai sản như thế nào?

Trả lời:

1. Về chế độ thai sản dành cho lao động nữ.

 Khoản 1, 2, điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

 Khoản 1, điều 9, Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/20155 hướng dẫn chi tiết về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

 “Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Mức hưởng quy định tại điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.

“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”

Nghĩa là, khi vợ bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì vợ bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con với số tiền = lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi sinh x 6 + trợ cấp 1 lần (bằng 02 tháng lương tối thiểu).

2. Về chế độ thai sản dành cho lao động nam

Tại Khoản 2, điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ nam nghỉ việc khi vợ sinh con như sau:

“Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ trợ cấp 1 lần cho người chồng có vợ sinh con:

“Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Như vậy, với trường hợp của bạn nếu vợ bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn sẽ chỉ được hưởng chế độ nam nghỉ việc khi vợ sinh con theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 39:

“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày”.

thì mức hưởng = lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghi : 24 x số ngày nghỉ (7 ngày cho chế độ vợ sinh mổ).

Bài viết trên đây mang tính chất tham khảo nhằm giải đáp cơ bản về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thai sản, để tìm hiểu đầy đủ những quy định của pháp luật các bạn có thể yêu cầu chát với luật sư riêng hoặc liên hệ với Pháp chế Online để được hỗ trợ. Xin trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

error:
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon