Quy định của pháp luật Doanh nghiệp về việc rút vốn trong công ty TNHH

Thành viên công ty TNHH được quyền rút phần vốn góp của mình trong Công ty khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

1. Đối với công ty TNHH một thành viên

Đối với công ty TNHH một thành viên khi rút phần vốn góp trong vốn điều lệ bao gồm 2 trường hợp: Hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu hoặc chuyển nhượng vốn điều lệ cho bên thứ ba:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty: Khoản 3 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Tăng, giảm vốn điều lệ như sau:

“a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.”

  • Chuyển nhượng vốn điều lệ cho bên thứ ba: Khoản 5 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Nghĩa vụ của chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên như sau: “5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.”.

2. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể rút vốn góp trong vốn điều lệ của công ty theo những trường hợp sau:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên. (Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 76 Luật doanh nghiệp 2020)

  • Công ty mua lại phần vón góp (quy định tại điểm b khoản 3 Điều 76 Luật doanh nghiệp 2020)

  • Chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác: Thành viên công ty có thể chyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Tuy nhiên phải tuân theo một số quy định như sau: Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. (Điều 52 Luật doanh nghiêp 2020)

  • Rút vốn bằng hình thức trả nợ, tặng cho vốn theo các trường hợp về xử lý vốn quy định tại khoản 6, 7 Điều 53 Luật doanh nghiệp 2020:

“6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:

a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;

b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

7. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:

a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật này.”

Bài viết liên quan

error:
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon